Quantcast
Channel: Thời Gian Blog's » khỏe
Viewing all articles
Browse latest Browse all 8

Cha mẹ đã dạy cho con trẻ nói dối như thế nào

$
0
0

Nói dối là bản năng của sinh vật. Các loài cá, chim chuông, thú rừng…đều biết “nói dối” như đổi màu, giả chết…để tự vệ. Nên tùy theo hoàn cảnh mà “nói dối” cũng rất cần thiết.

Bản năng nói dối chỉ là hạt giống, ta không nên triệt, nhưng cũng không nuôi lớn, chỉ giữ ở mức độ sơ khai để tồn tại. Nếu việc nói dối trở nên tinh vi và gian xảo thì sẽ gặp lành ít dữ nhiều.

Hình có tính chất minh họa

Hình có tính chất minh họa

Có những lúc không nói thật được nhưng nên tránh nói dối. Ví dụ có người không ý tứ hỏi lương mình bao nhiêu, thay vì nói khác đi thì nói “đủ sống” hoặc “đây là việc riêng tư tôi không tiện nói”.

Bác Phạm Xuân Ẩn là nhà tình báo đại tài của Việt Nam ta nhưng bác không nói dối đối với tất cả các bên, bác có cách trả lời rất khôn khéo mà không cần phải nói dối, bác chỉ dối tên thật của mình.

Bé bắt đầu nói dối từ 6 tháng tuổi. Ví dụ bé đang chơi hoặc nghịch phá đồ, thấy người lớn là giấu đồ chơi.

Trong con người luôn có 2 loại mầm tốt và xấu. Mầm tốt thì nuôi dưỡng nhưng mầm xấu chỉ giữ ở mức bonsai chứ không cho phát triển thành cổ thụ.
Có lẽ ai cũng muốn con mình trung thực, không nói dối. Nhưng trong cuộc sống vô tình chúng ta lại mắc những sai lầm làm nảy sinh tật nói dối ở trẻ;
.
1. Đánh mắng trừng phạt khi bé chưa hiểu được lỗi;
Ví dụ; bé khoe “Mẹ ơi con làm cháy cái áo”. Mẹ mắng té tát, thái độ giận dữ “tại sao con dám làm cháy cái áo?” mà không hiểu rằng bé muốn giúp mẹ ủi đồ nhưng vô tình làm cháy cái áo là ngoài tầm kiểm soát của bé. Từ đó về sau khi làm gì sai hoặc hư hỏng bé sẽ giấu không dám nói nữa.

2. Thực hiện hình phạt mang tính sỉ nhục là kể tội bé với nhiều người, phạt bé ở nơi đông người.
Trong các trường học hay có màn “cảnh cáo toàn lớp, toàn trường”, cao độ hơn trong các công ty nhà nước là “bản kiểm điểm” khiến cho tội lỗi bị lưu trong hồ sơ không bao giờ được xóa. Mà nếu đã hối lỗi mà lỗi không được xóa thì chả ai muốn hướng thiện.
Vậy nên khi bé mắc lỗi thì phải phạt riêng, mắng riêng, áp dụng “chính sách – luật”, xử xong là phải bỏ qua, không kể, không nhớ đến.
Chỉ lập sổ ghi công chứ không lập sổ ghi nợ.

3. Áp đặt ý kiến của cha mẹ mà không nghe bé giải thích.
Ví dụ; bé bệnh, mẹ có việc ra ngoài bắt bé nằm nhà không được ra đường. Bé ở nhà buồn quá bước ra ngoài hẻm chơi. Mẹ về biết được mắng bé xối xả mà không an ủi bé và tạo điều kiện cho bé chơi đỡ buồn. Mẹ nên hỏi bé nhẹ nhàng “sao mẹ dặn mà con không nghe mẹ, con bệnh ra đường có thể trúng gió bệnh càng nặng hơn. Nếu con buồn thì con mở TV lên xem hoặc chơi game con nhé, hoặc có thể gọi điện thoại cho mẹ” để bé đỡ tủi thân và sẽ vâng lời mẹ. Nếu bị mắng lần sau bé sẽ vẫn trốn ra ngoài chơi rồi canh giờ về nhà trước mẹ rồi sẽ nói là con không có ra đường, vẫn nằm nhà đợi mẹ.

4. Lợi dụng sự thành thật của bé để đàn áp bé.
Ví dụ; một hôm các sơ trong trường dòng hỏi “hôm nay em nào chưa làm bài giơ tay lên?”. Có 9 em giơ tay lên và sau đó lần lượt bị sơ đánh. Sau lần đó các bé nghĩ mình sẽ không thành thật với sơ nữa vì thành thật bị thiệt thòi, mình chỉ thành thật với Chúa vì Chúa không đánh mình.
Bé có lỗi thì phạt bé, nhưng sự thành thật phải được thưởng để khuyến khích bé.

5. Được dạy cách đổ thừa vô trách nhiệm (nói dối để trốn trách nhiệm) ; từ nhỏ mỗi khi bé té thì đổ thừa cho cầu thang, bàn ghế…riết rồi bé quen khi bé làm gì sai hoặc hư hỏng thì đổ cho người khác.

6. Hay giấu diếm con; hay nói với con “chuyện người lớn con không được biết”. Sau này bé cũng sẽ giấu giếm hoặc nói khác đi.

7. Nói một đằng làm một nẻo; có người đến nhà bấm chuông, bố mẹ nhìn ra cửa sổ thấy có người không ưa đến nhà tìm bèn bảo con hoặc người giúp việc chạy ra nói mình không có nhà.

8. Cha mẹ quá kỳ vọng vào con mà không quan tâm đến năng khiếu, nguyện vọng, ước mơ, sở thích của con.
Các bạn google bài viết “Mau rời bến đục con ơi” để hiểu thêm nỗi đau của cha mẹ bị mất đứa con ngoan hiền vì quá chiều chuộng con nhưng lại không hiểu và chấp nhận tình yêu của con.

Mỗi người tùy theo mỗi giai đoạn trong cuộc đời phải trả một cái giá nhất định để học (học phí). Cha mẹ không nên ngăn cản những ước nguyện của con mà phải học cách chịu đựng.

Vua Edward VI bỏ cả ngai vàng để theo đuổi hạnh phúc với một nguời phụ nữ đã có 2 đời chồng. Cuối cùng ngài sống hạnh phúc đến trọn đời với người vợ này và tự hào mình đã có một quyết định đúng đắn.

Cô Ái Như có năng khiếu nghệ thuật từ bé nhưng gia đình ngăn cản, cô bỏ nhà dọn vô ký túc xá ở để theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng khi cô thành công mẹ cô vẫn không chấp nhận và không bao giờ đi xem cô biểu diễn. Cô chỉ có một ước vọng là được mẹ đi xem cô biểu diễn nhưng mẹ cô vẫn cố chấp không đi xem cho đến khi bà qua đời. Người mẹ này thiếu tính từ bi hỉ xả đối với con.

Trong khi mẹ của một thằng ăn cướp khi biết con mình phạm tội vẫn giang rộng vòng tay ôm con và đưa con đi đầu thú, thăm nuôi con đều đặn và tình yêu dành cho con vẫn không thuyên giảm.

Cha mẹ phải là người hiểu được tâm tư tình cảm của con mình và ủng hộ quyết định của con. Thấy con đi sai đường thì phân tích cho con thấy nhưng nếu con vẫn nhất quyết đi theo con đường của mình thì cha mẹ phải nhượng bộ. Khi con vấp ngã thì phải đón con trong vòng tay, giúp con đứng lên và lại “chuẩn bị” cho con một hành trình mới.

9. Cha mẹ dạy con thói sĩ diện; lúc nào cũng nói với con “ta đình ta là gia đình danh giá, như thế này như thế kia…” => bé sẽ nói dối, nói quá sự thật về hoàn cảnh gia đình mình, về những thứ mình có.

Những nguy cơ lớn tiềm ẩn từ việc thiếu trung thực ở trẻ;

1. Con dễ gặp nguy hiểm vì gặp rắc rối mà không dám nói thật với cha mẹ về những sự cố trong sinh hoạt, học tập, trong gia đình, trường học và ngoài xã hội. Bé sẽ tự giải quyết, vô tình gây ra những sự cố lớn hơn.

Cha mẹ không chỉ nuôi dưỡng con đến 18 tuổi mà còn làm người tư vấn bảo bọc cho con khi con đã lớn khôn và ra đời. Nhưng nếu không hiểu và vị tha với con thì sẽ không giúp gì được cho con, còn dễ tạo nên bi kịch gia đình. Ngày càng nhiều các bé gái có thai ở tuổi vị thành niên, nạo phá thai bừa bãi, bỏ nhà đi bụi, kết bè kết đảng, tự tử…vì không có được sự yêu thương chia sẻ từ gia đình, sợ bị đánh mắng nên không dám nói khi gặp sự cố.

Bố mẹ phải là người bạn thân nhất của con để khi con gặp rắc rồi thì sẽ chia sẻ với bố mẹ để giúp con tìm hướng giải quyết.
Chị Phương Nga gặp trục trặc với chồng khi con gái được 12 tuổi. Chị cố gắng chịu đựng để mấy đứa con không bị thiếu cha hoặc mẹ. Con gái thấy mẹ tiều tụy và đau khổ thì chủ động nói với mẹ “Sao mẹ không ra riêng đi? Sao mẹ phải chịu đựng?”. Chị nói “Mẹ không muốn các con bị thiếu cha hoặc thiếu mẹ”. Chị bất ngờ với câu trả lời của bé “Con không quan tâm đến việc này, con chỉ muốn mẹ vui”.

Vì mẹ là người bạn thân nên bé tâm sự, bộc bạch tâm tư suy nghĩ của mình một cách chân thật.
Nhân vật trong cuốn “Thành Phố Không Lạc Loài” nếu có sự chia sẻ, giúp đỡ, tư vấn từ gia đình thì có thể đã không bị ông thầy giáo lạm dụng dẫn đến việc lệch lạc về giới tính.

2. Hình thành thói xấu khó bỏ; tráo trở, sống hai mặt, đa nhân cách, không chân thành, không chung thủy.

VẬY CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?

1. Học thuộc và không vị phạm 9 lỗi trên.

2. Qui định với bé cái gì được làm và không được làm.

3. Khi con gặp sự cố thì lắng nghe con trước, lắng nghe vô tư (vô điều kiện) rồi cùng con phân tích, bé sẽ nhận ra sai lầm.

4. Cùng con giải quyết sự cố. Không nên cho con có cảm giác con là người ăn hại. Nhẹ nhàng giải quyết vấn đề sẽ giúp bé ý thức được việc mình làm và sẽ tránh không tái phạm.
Ví dụ; bé làm bể bình bông, mẹ không la mắng mà bảo con quét dọn, đưa ra giải pháp cúp sách và đồ chơi để tiết kiệm tiền mua bình bông mới.

5. Nói chuyện với con thì đừng phán xét.
Ví dụ; thấy con nguời ta ăn vạ ngoài đường thay vì nói “con đừng hư giống nó nha, con có hư giống nó không” thì hãy nói “con xem bạn ấy làm vậy có hay không”.

6. Luôn luôn hỗ trợ con khắc phục lỗi; không để ai kể tội bé trước mặt bé mà sẽ nghe sau rồi mời bé vô phòng riêng nói chuyện với bé để cho bé biết mình tôn trọng bé và không làm tổn thương bé trước mặt thiện hạ, bé sẽ hợp tác và hối lỗi.
Người lớn phải hiểu là trẻ con có rất nhiều cảm xúc, nếu không nói được với bố mẹ thì sẽ bị ức chế, lâu ngày sẽ thành bệnh hoặc thành người đa nhân cách.
Cha mẹ phải học cách chấp nhận để đón nhận những chia sẻ của con; lắng nghe vô tư.
Nếu không chấp nhận “giá” con đưa ra thì phải “trả giá” đắt hơn nữa.
/NGOC NGUYEN TENZIN KUNZIN/


Viewing all articles
Browse latest Browse all 8

Trending Articles